Đăng ký kết hôn giữa hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

0
494
  1. Đăng kí kết hôn:

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

  1. Điều kiện kết hôn:

* Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
–  Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
–  Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
–  Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
–  Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
*Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

  1. Đăng ký kết hôn:

–  Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
–  Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

  1. Đăng ký kết hôn giữa hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 
  2. Trình tự thực hiện:

    B1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện
    Ví dụ: Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: 123 Bukchon-ro, Jongno-gu, Seoul (03052)
    B2. Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm trú của đương sự (nếu tạm trú tại nước khác)
    B3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại trụ sở Cơ quan đại diện. Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn

b. Hồ sơ cần chuẩn bị:

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ:
–  Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu.
–  Bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu.
–  Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng không bị mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần, HIV…
–  Giấy xác nhận nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh về tình trạng hôn nhân của người đó.
+  Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó.
+  Đối với người trước đây có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn thì phải nộp bản sao bản án, quyết định cho ly hôn đã có hiệu lực pháp luật; Trong trường hợp bản án, quyết định cho ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài thuộc loại phải ghi chú vào sổ theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì bản án, quyết định đó phải được ghi chú trước khi nộp hồ sơ.
+  Đối với người trước đây có vợ hoặc có chồng nhưng người vợ hoặc người chồng đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì phải nộp bản sao Giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó.
+  Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương V của Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
–  Đăng ký kết hôn giữa hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
– Tờ khai đăng ký kết hôn BTP-NG-HT-2007-KH.3-1

Facebook Comments

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây